$519
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của nha cai. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ nha cai.Chiều 28.1 (29 tết), Công an Q.1 (TP.HCM) phối hợp lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ làm mát hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy dãy nhà trong hẻm ở đường Trần Đình Xu (P.Cô Giang).Thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, đám cháy bùng phát tại một căn nhà trong hẻm thuộc đường Trần Đình Xu, P.Cô Giang. Phát hiện vụ việc, người dân hô hoán nhau tìm cách dập lửa nhưng bất thành, ngọn lửa lan sang một số căn nhà liền kề.Thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, bên trong các căn nhà có rất nhiều người.Tại hiện trường, cột khói đen bốc cao, bao trùm khu vực, sức nóng tỏa ra con hẻm, nhiều người dân khu vực nhanh chóng sơ tán.Lúc 13 giờ 17 phút, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 nhận tin báo cháy tại khu vực nói trên. Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM cũng điều nhiều xe chuyên dụng cùng nhiều chiến sĩ đến hiện trường tiếp ứng. Lực lượng Cảnh sát PCCC đặc biệt tinh nhuệ cũng được điều động đến hiện trường.Khu vực xảy ra hỏa hoạn thuộc diện chờ giải tỏa, chỉ có một lối vào rất hẹp nên lực lượng chức năng gặp khó trong công tác tiếp cận hiện trường.Tại đây, lực lượng cảnh sát giải cứu được nhiều người đồng thời hướng dẫn những người khác thoát nạn an toàn.Đến khoảng 14 giờ 15 phút, đám cháy được khống chế. Cảnh sát đang tích cực làm mát hiện trường, phục vụ công tác điều tra vụ cháy. Thiệt hại từ vụ cháy dãy nhà nói trên chưa được thống kê.Dưới đây là hình ảnh lực lượng chức năng xử lý hiện trường vụ cháy:Mới đây, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM có khuyến cáo, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, người đứng đầu cần tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên và người lao động chấp hành nghiêm nội quy, quy định PCCC. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tăng cường tự kiểm tra, kịp thời khắc phục những thiếu sót có thể phát sinh cháy, nổ; sắp xếp nguyên vật liệu, hàng hóa cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt. Đồng thời đảm bảo lực lượng chữa cháy tại chỗ hoạt động hiệu quả.Đối với các khu dân cư, UBND địa phương xây dựng, duy trì hoạt động mô hình tổ liên gia, điểm chữa cháy công cộng và có phương án cụ thể.Đối với hộ gia đình, người dân cần kiểm tra hệ thống điện, thiết bị phát sinh nguồn nhiệt, cẩn trọng trong đốt hương, vàng mã. Các phương tiện khi đậu trong nhà phải cách xa nguồn nhiệt, bếp gas. Chủ động trang bị bình chữa cháy xách tay, kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn cứu hộ. Khi xảy ra hỏa hoạn, người dân lập tức báo tin cho lực lượng Cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114 (sử dụng ứng dụng Help 114) và tích cực tham gia chữa cháy, cứu người, cứu tài sản. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của nha cai. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ nha cai.Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Các nhà khoa học phát hiện thêm tác dụng tuyệt vời của 'bữa cơm có cá'; 4 triệu chứng tưởng không liên quan nhưng lại là viêm khớp; Chuyên gia lưu ý việc chăm sóc bàn chân ở người tiểu đường...Tiểu đường là một rối loạn phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có da. Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến một số biểu hiện bất thường trên da.Những bất thường này có thể là chỉ dấu để nhận biết tiểu đường. Khi đó, người mắc cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị, từ đó ngăn ngừa biến chứng.Những dấu hiệu sau trên da có thể là lời cảnh báo của tiểu đường.Đốm trên cẳng chân. Những người bị tiểu đường thường có các đốm ở chân. Tình trạng này gọi là bệnh da do tiểu đường. Người bệnh sẽ xuất hiện các đốm tròn hay hình bầu dục, có màu nâu hay nâu đỏ, thường xuất hiện trên cẳng chân. Các đốm này không gây hại nhưng là dấu hiệu cảnh báo cần kiểm tra tiểu đường.Mảng da sẫm màu hơn. Một dấu hiệu khác cảnh báo tiểu đường là da xuất hiện những mảng hay dải da sẫm màu và mịn. Những vị trí thường gặp nhất là trên cổ, nách và bẹn. Tình trạng này được gọi là acanthosis nigricans và được xem là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tiểu đường. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.3.Viêm khớp dạng thấp thường có các triệu chứng như đau, sưng và cứng khớp. Nhưng bên cạnh đó, bệnh cũng có những triệu chứng tiềm ẩn mà người mắc thường bỏ qua vì nghĩ không liên quan đến viêm khớp.Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là màng hoạt dịch của khớp. Hệ quả là gây viêm, sưng, đau và cứng khớp, có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.Do đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không chỉ đối mặt với đau khớp mà còn bị ảnh hưởng trên toàn cơ thể. Nhiều người bệnh xuất hiện các triệu chứng sớm của viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, những triệu chứng này dường như không liên quan đến viêm khớp, dẫn đến làm chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. Những triệu chứng này gồm:Mệt mỏi dai dẳng. Cảm thấy mệt mỏi dai dẳng dù đã nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ từ 7-8 tiếng/ngày thì có thể là do viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này không chỉ là mệt mỏi mà gần như là kiệt sức, ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày.Sụt cân không rõ nguyên nhân. Sụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng mà trọng lượng cơ thể sụt giảm mà không do ăn kiêng, tập thể dục hay bất kỳ nỗ lực giảm cân có chủ đích nào. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.3.Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry đã phát hiện thêm một tác dụng tuyệt vời của cá đối với sức khỏe.Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé! ️
Từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, đông đảo người dân quan tâm đến mức phạt tăng rất cao của một số lỗi vi phạm, trong đó có lỗi: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều... Mới đây, một trang mạng đăng tấm ảnh CSGT yêu cầu một xe dừng đèn đỏ tấp xe vào lề kèm thông tin: "Dừng đèn đỏ đè lên vạch kẻ đường cũng là vượt đèn đỏ". Thông tin này nhận gần 15.000 lượt bình luận và hơn 4.000 lượt chia sẻ. Nhiều ý kiến tranh cãi nảy lửa quanh bài đăng này. Theo lãnh đạo một đội CSGT, thông tin dừng đèn đỏ đè lên vạch kẻ đường cũng bị phạt như vượt đèn đỏ là không chính xác. CSGT giải thích: "Khi đèn đỏ mà người tham gia giao thông chạy đi luôn thì mới bị phạt vượt đèn đỏ. Trường hợp người chạy xe dừng đè vạch dừng hoặc đè vạch cho người đi bộ sang đường, chạy lố vạch... sẽ bị phạt lỗi không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường. Lỗi này người đi xe máy bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng, người đi ô tô bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng".Cũng theo CSGT, thông thường, khi dừng đèn tín hiệu ở giao lộ quá vạch mà thấy CSGT, nhiều người tham gia giao thông sẽ chủ động lùi xe lại; nhiều trường hợp khác dừng đèn đỏ quá vạch được CSGT nhắc nhở, tuyên truyền để lưu thông đúng luật. Theo Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM), sau hơn 1 tuần áp dụng triển khai Nghị định 168, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP đã có nhiều chuyển biến tích cực khi người dân đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm pháp luật về giao thông.Lãnh đạo Phòng CSGT nhìn nhận, vào những khung giờ cao điểm trên các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP, tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng chờ đèn tín hiệu nghiêm túc, dừng đúng vạch quy định, có trật tự. Không còn tình trạng người tham gia giao thông điều khiển phương tiện lưu thông trên hè phố, lưu thông không đúng phần đường, lưu thông ngược chiều cũng đã hạn chế."Người dân đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, đặc biệt là văn hóa không lái xe sau khi đã sử dụng uống rượu, bia dần được cải thiện, người dân đã quen việc sử dụng xe công nghệ sau khi đã sử dụng rượu bia", lãnh đạo PC08 nói. ️
Chiều 27.2, tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ thông tin trên về tình hình dịch bệnh tại thành phố.Theo đó, Phó giám đốc HCDC nêu khái quát tình hình cúm mùa, sốt xuất huyết và sởi trong thời gian gần đây và các biện pháp phòng ngừa, liên quan việc tiêm ngừa vắc xin.Đáng lưu ý, bà Lê Hồng Nga cho biết ngành y tế luôn duy trì một hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm về hô hấp cấp, trong đó có bệnh cúm. "Theo ghi nhận của hệ thống giám sát Viện Pasteur TP.HCM và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hằng năm, tháng nào cũng có ca cúm cả. Nhưng số ca cúm tăng vào tháng 10 - 12.2024, còn từ tháng 1.2025, trở đi, số ca mắc có xu hướng giảm", bà Nga nêu rõ. Phó giám đốc Trung tâm dẫn chứng từ báo cáo hàng tháng: "Trong 7 tuần đầu năm, cả thành phố ghi nhận số ca cúm là 595 ca, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 39 trường hợp điều trị nội trú, không có ca cúm nặng".Trước tình hình bệnh cúm đang xảy ra tại một số quốc gia, Phó giám đốc HCDC cho biết việc giám sát vẫn được duy trì đều đặn. Đồng thời, Sở Y tế đã có những văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền cúm mùa. "Đặc biệt, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cúm cho bản thân và gia đình như: che miệng và mũi khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông. Đối với những người có triệu chứng viêm hô hấp cấp, cần mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ", bà Nga cho hay.Theo bà Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng vắc xin cúm được khuyến cáo cho những người thuộc nhóm nguy cơ, gồm: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch...Về vắc xin cúm, bà cho biết vắc xin này không thuộc danh mục những bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng, gồm các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B...Do đó, việc tiêm ngừa là tự nguyện và người dân tự trả phí. Còn nguồn vắc xin của từng cơ sở do chính cơ sở đó chủ động. "Về vắc xin cúm, bệnh cúm không phải là bệnh trong tiêm chủng bắt buộc. Do đó, việc dự trù nguồn vắc xin là chủ động của mỗi cơ sở tiêm chủng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM không có chức năng điều phối", Phó giám đốc HCDC cho biết. ️